Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео




Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Hướng dẫn lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp 4M của Phil Town

Video này hướng dẫn lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp 4M của Phil Town Xem toàn bộ phương pháp 4M: https://bit.ly/3LOUwDe Xem các phương pháp đầu tư: https://bit.ly/3MWdxVL Phil Town sinh thành ngày 21 tháng 9 năm 1948 tại Portland, Oregon. Thời trẻ tuổi, thay vì được học rộng như những người khác, ông lại đi phục vụ quân sự hết bốn năm tại Việt Nam – nơi mà ông may mắn rời đi để bay về Hoa Kỳ năm 1972. Theo lời kể của ông sau này (tác giả: dù chúng tôi không thể xác minh được tính chính xác), ròng rã tám năm sau khi trở về từ Việt Nam, ông làm hướng dẫn viên chèo thuyền mướn tại sông Colorado, thung lũng Grand Canyon, ăn vài đồng bạc lẻ để sống qua ngày. Đến năm 1980 – khi Phil Town đã 32 tuổi, nghề nghiệp vẫn chưa có gì tiến triển, bỗng nhiên trong một dịp chèo thuyền mạo hiểm vượt thác, ông vô tình cứu sống được một nhà đầu tư giá trị lão luyện. Nhà đầu tư này biết ơn ông quá, thành ra mời ông về nhà, sau đó dành hẳn vài ngày để dạy ông về đầu tư. Thập niên 1980-1990, từ số vốn ít ỏi 1,000 mỹ kim ấy, ông đã biến nó thành 1.45 triệu mỹ kim, chính thức trở thành bậc triệu phú tự thân nhờ đầu tư chứng khoán một cách thông minh (tác giả: một lần nữa, chúng tôi cũng không thể xác minh được lời nói của ông có là sự thật). Quy tắc số 1 của ngài Phil Town “Quy tắc số 1: Đừng để mất tiền. Mà để không mất tiền, Hãy mua một công ty tuyệt vời với giá cả hấp dẫn!” Phương pháp này là phương pháp đã giúp ngài Buffett thành công hơn 50 năm qua tại tập đoàn Berkshire, giúp John F. Templeton trở thành nhà săn lùng cổ phiếu toàn cầu vĩ đại, giúp Chris Davis liên tục đánh bại thị trường, lọt vào top nhà quản lý quỹ xuất sắc nhất thế giới. Bộ tiêu chí 4M để lựa chọn cổ phiếu tuyệt vời Song, để có thể tìm được cổ phiếu tuyệt vời với giá hấp dẫn, nhất thiết nhà đầu tư cá nhân phải có một hệ thống tư duy (mental model) để sàng lọc các cơ hội như ngài Munger và chúng tôi thường xuyên lặp đi lặp lại. Đối với Phil Town, thừa kế từ phương pháp của ngài Graham và Buffett, ông đã nghĩ ra một bộ tiêu chí dựa trên bốn khía cạnh quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Ông gọi nó là “bộ tiêu chí 4M”, bao gồm bốn chữ M mà các nhà đầu tư giá trị chúng ta thường xuyên nghe đến: Meaning, Moat, Management và Margin-of-Safety. Bộ tiêu chí này vô cùng thân thiện, dễ ghi nhớ mà lại hữu hiệu đối với những người mới đầu tư mà chúng tôi sẽ giải thích ở dưới đây: 4M là từ viết tắt của 4 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu, bao gồm: Meaning Moat Management Margin of safety Meaning (Ngành nghề đó có ý nghĩa với bạn?) Câu hỏi đầu tiên mà mỗi nhà đầu tư cần phải đặt ra cho bản thân chính là: (1) anh ta có am hiểu doanh nghiệp đó như một phần cuộc sống của anh ta? (2) anh ta có sẵn sàng nắm giữ doanh nghiệp như một người chủ hay không, nếu thị trường thứ cấp phải đóng cửa ngày mai? “Quy tắc 10-10: nếu suy nghĩ 10 phút mà vẫn không sẵn sàng nắm giữ công ty trong 10 năm, thì đừng mua nó!” Moat (Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững?) 5 lợi thế định tính (qualitative): Sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn vì uy tín của nó. Công ty sở hữu bằng sáng chế/ bí quyết kinh doanh. Công ty có khả năng khống chế thị trường và thu phí người dùng. Sản phẩm là phần quan trọng của cuộc sống và sự chuyển đổi là không đáng. Chi phí sản phẩm thấp đến mức không đổi thủ nào cạnh tranh được. 5 biểu hiện định lượng (quantitative): ROIC ít nhất 20% qua nhiều năm. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu ít nhất 10%/ năm Tăng trưởng lợi nhuận thuần tối thiểu 10% /năm Dòng tiền từ HĐ kinh doanh ít nhất 50% lợi nhuận sau thuế Nợ vay ròng không vượt quá 3 lần lợi nhuận sau thuế Management (Ban lãnh đạo có đáng tin cậy?) Liệu ban lãnh đạo có hành động vì cổ đông? Liệu ban lãnh đạo có tập trung vào hoạt động cốt lõi? Liệu ban lãnh đạo có tinh thần cầu tiến, đặt mục tiêu cao? Cuối cùng, “không có lửa sẽ không có khói”. Margin-of-safety (Giá mua có hấp dẫn?) Chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực Thứ nhất, chúng tôi phải nhấn mạnh lại lần nữa rằng định giá không phải là môn khoa học chính xác. “Nếu bạn mua cổ phiếu vào lúc thị trường có chỉ số P/E điều chỉnh(*) thấp hơn 10, thì khả năng rất cao bạn sẽ đạt mức sinh lợi trên 20% trong 5 năm tiếp theo”. Tinh thần kỷ luật, quyết tâm không để cảm xúc và sự sợ hãi bỏ lỡ cơ hội (fear of missing out – FOMO) khiến ta phải trả giá quá cao Thời điểm bán là khi nào? (1) Giá cổ phiếu vượt cao hơn 25% so với giá trị thực: (2) Lợi thế cạnh tranh hoặc tình hình tài chính của công ty kém dần: (3) Khi ta tìm được công ty tuyệt vời khác ở giá rẻ hơn:

Comments