Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO – “49 NĂM VIỄN XỨ” в хорошем качестве

HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO – “49 NĂM VIỄN XỨ” 1 месяц назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO – “49 NĂM VIỄN XỨ”

Sau ngày 30-4-1975, ký giả Ginetta Sagan đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng … vượt biên’. Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn 49 năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 2024. Gần hơn cả, cuộc hành trình tìm Đất Hứa của người tị nạn Việt Nam từ ngày 30-04-1975, ngay trong thế kỷ 20, đã vẽ nên trang sử đầy bi hùng và thương tâm. Vì đã có hàng triệu người Việt Nam đã băng qua Thái Bình Dương để chấp nhận bao hiểm nguy, bao rủi ro để bao người bị chôn vùi vào lòng đại dương, số còn lại bị phân tán đi khắp nơi trên thế giới. Những chuyến vượt biên hải hành gian truân này đã làm rung động lương tâm của nhân loại. Theo ước tính của Văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn của Liên Hiệp Quốc, để có được một triệu thuyền nhân Việt Nam may mắn đến được bến bờ tự do, thì 3/4 của con số đó, tức 750,000 người không may mắn đã phải bỏ mình vào lòng biển cả. Trong lịch sử loài người chưa có một chuyến viễn dương nào mà phải trả cái giá quá đắt chỉ vì hai chữ “Tự Do”. Máu và nước mắt của người tị nạn nhuộm đại dương với cuộc thủy táng vĩ đại này. Phải chăng chúng ta, hỡi những người tị nạn Việt Nam, đã viết nên một thiên sử bi hùng ca của nhân loại? Ngay cuối cái thế kỷ văn minh 20, mạng sống của người Việt lại phải trao đổi quá liều lĩnh cho ý niệm của giá trị “Tự Do”, mà lý ra chúng ta phải được hưởng bởi thiên nhiên từ khi chào đời. Sau hơn 49 năm tỵ nạn, Nhớ lại những nỗi khổ đau của dân tộc để chúng ta ôn lại và ghi nhớ một sự kiện lịch sử không phải là của riêng Việt Nam, mà là của thế giới, trong đó chính chúng ta vừa là tác nhân, vừa là nhân chứng.

Comments