Из-за периодической блокировки нашего сайта РКН сервисами, просим воспользоваться резервным адресом:
Загрузить через ClipSaver.ruУ нас вы можете посмотреть бесплатно Con đường tự học Nhiếp ảnh или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Роботам не доступно скачивание файлов. Если вы считаете что это ошибочное сообщение - попробуйте зайти на сайт через браузер google chrome или mozilla firefox. Если сообщение не исчезает - напишите о проблеме в обратную связь. Спасибо.
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
“Hãy cứ đam mê; hãy cứ dại khờ” là thông điệp của Steve Jobs để lại cho thế hệ trẻ. Đam mê là điều kiện “cần” dẫn tới thành công trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào. “Giá trị của sự cần mẫn nằm ở chỗ nó tích tụ mầm mống cho những điều may mắn” là một câu nói của Bill Gates lại là điều kiện “đủ” để đi tới thành công đó. Tôi cảm nhận thấy nội dung và ý nghĩa của 2 câu nói này của 2 nhân vật đều không học đại học nhưng vẫn trờ thành những người thành công nhất thế giới đương đại trong lĩnh vực của họ; rất hợp với việc tạo cảm hứng cho những người muốn tự học Nhiếp ảnh mà tôi muốn chia sẻ trong video này. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ THỂ LOẠI Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dắt chúng ta tiếp xúc với thế giới nhiếp ảnh nhưng quan trọng nhất trong giai đoạn khởi đầu này, chúng ta cần biết rõ mục đích con đường nhiếp ảnh sắp tới của chúng ta là gì và thuộc thể loại nhiếp ảnh nào? MUA SẮM THIẾT BỊ BAN ĐẦU Việc lựa chọn mua bộ máy ảnh ban đầu phù hợp với chính mình là khá quan trọng vì bạn sẽ phải nâng cấp hoặc mua sắm thêm các thiết bị của thương hiệu đó trong tương lai mà vẫn tương thích với các thiết bị cũ hoặc bạn sẽ rất tốn kém mỗi khi bạn đổi từ hệ cảm biến này sang cảm biến khác, từ thương hiệu này sang thương hiệu khác. BẮT ĐẦU TỰ HỌC VÀ THỰC HÀNH Trong giai đoạn đầu tiên này, chúng ta cần chụp thật nhiều, chủ đề hoặc đối tượng gì cũng được nhằm thành thạo những thao tác máy, các chế độ chụp ưu tiên hoặc thủ công và phân biệt được những sự khác biệt của các hiệu ứng của tam giác phơi sáng. Kết quả giai đoạn khoảng 1 năm đầu tiên này, chúng ta cũng có thể ăn may được một vài tấm ảnh đẹp còn phần lớn là bị mờ nhòe, mất nét, cháy sáng, thiếu sáng và cũng không nắm chắc lý do tại sao nhưng đừng vội nản lòng. Giai đoạn thứ 2, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề nhiếp ảnh khác nhau như ảnh phong cảnh thì cần trường ảnh sâu với khẩu độ nhỏ, ảnh chân dung sẽ cần trường ảnh nông với khẩu độ lớn, các kỹ thuật chụp với tốc độ như đóng băng chuyển động, lia máy, phơi sáng dài, chụp trong môi trường ánh sáng yếu như trong nhà hoặc buổi tối v.v… Giai đoạn thứ 2 kéo dài khoảng 1 năm và chúng ta có nhiều góc nhìn đa dạng hơn, thử nghiệm được nhiều kỹ thuật chụp khác nhau và đã có nhiều ảnh đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng vẫn còn mơ hồ về sự kết nối chặt chẽ giữa các yếu tố của tam giác phơi sáng, bắt đầu quan tâm tới cách đo sáng hiệu quả hơn và đặc biệt bắt đầu mò mẫm vào công việc hậu kỳ để có thể có được những tấm ảnh lung linh như những thần tượng nhiếp ảnh mà bạn vẫn theo dõi. Việc biết một chút về hậu kỳ sẽ giúp chúng ta biết rõ chụp thế nào để có bố cục đẹp hơn và hậu kỳ được tối ưu hơn và giúp chúng ta ở giai đoạn trung kỳ biết cách chụp đẹp hơn. Giai đoạn thứ 3 có thể kéo dài từ 1-3 năm là giai đoạn hoàn thiện hầu hết các kỹ thuật chụp, nắm chắc được sự tương tác của tam giác phơi sáng, biết chỉnh vị trí và góc máy để tạo bố cục hài hòa và đặc biệt hiểu rõ hết những tính năng và khả năng của chiếc máy ảnh và hiệu ứng tiêu cự của những chiếc ống kính của mình. Việc thường xuyên xem và phân tích ảnh của các NAG nổi tiếng cũng giúp chúng ta nâng cao khả năng hậu kỳ ảnh có điểm nhấn hơn, ánh sáng và màu sắc trang nhã hơn. ƯU & NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỰ HỌC Ưu điểm lớn nhất là chúng ta không phải trả học phí cho việc đi học. Việc tự học cần rất nhiều thời gian tự nghiên cứu và thực hành hàng ngày và nếu thực sự đam mê và cần mẫn, chúng ta sẽ vượt qua 3 giai đoạn nêu trên trong vòng 3-5 năm tương đương với thời gian học đại học và tạm gọi là trưởng thành. Nhược điểm lớn nhất là thời gian quá dài và thời gian là vàng bạc. Không có người hướng dẫn và chỉ đường đặc biệt trong những giai đoạn đầu, chúng ta dễ bị lạc trong rừng, mất phương hướng và phần lớn là bế tắc và chụp 10 năm sau ảnh vẫn xấu như ngày đầu. Chúng ta cũng đừng mong việc đăng ảnh lên các hội nhóm nhiếp ảnh rồi đề nghị “các bác cho em xin ít gạch đá để em chóng lớn” vì người giỏi không dỗi hơi mà đi tạt một gáo nước lạnh vào mặt bạn như kiểu “chụp thế mà cũng gọi là chụp à?”; còn phần lớn dân amateur vào trêu đùa cho vui là chính và nếu có thì những góp ý thậm chí trái ngược nhau và sẽ càng làm chúng ta càng rối bời. Mua vài khóa học online bằng các video có sẵn cũng chỉ là giải pháp tình huống vì vẫn là thông tin một chiều, và tham gia các lớp học trực tiếp đông người thì sẽ tốt hơn nhưng vẫn có những giới hạn nhất định do thời lượng giới hạn và giáo viên không thể giải quyết các vấn đề cho từng học viên. Đứng trên góc độ đầu tư, đặc biệt là đầu tư chất xám, nếu các bạn đồng ý rằng thời gian là vàng bạc thì học phí bằng tiền cho vài khóa học là quá rẻ và nếu chọn được người hướng dẫn giỏi thì chúng ta chỉ mất 3-5 tháng thay cho đầu tư thời gian tới 3-5 năm. • Kỹ thuật nhiếp ảnh 0:00 Đam mê & cần mẫn 0:42 Giới thiệu kênh 2:00 Xác định mục tiêu & thể loại 4:02 Mua sắm thiết bị ban đầu 6:12 Bắt đầu tự học & thực hành 9:59 Ưu & nhược điểm của tự học #photography #fujifilm #selfhelp #technical