Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Tập 65: Qua Lư Thủy, Phiên vương hai lượt vào tròng | Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 | Phim Kinh Điển в хорошем качестве

Tập 65: Qua Lư Thủy, Phiên vương hai lượt vào tròng | Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 | Phim Kinh Điển 3 месяца назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Tập 65: Qua Lư Thủy, Phiên vương hai lượt vào tròng | Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 | Phim Kinh Điển

► REVIEW PHIM: Tam Quốc Diễn Nghĩa 1996 (84 tập) ► TẬP 65: Qua Lư Thủy, Phiên vương hai lượt vào tròng ► DIỄN VIÊN: • Lỗ Kế Tiên vai Lưu Thiện • Đường Quốc Cường vai Gia Cát Lượng • Trương Trị Trung vai Mã Tốc • Trần Quan Hân vai Mã Đại • Vương Thiệu Văn vai Ngụy Diên • Hầu Vĩnh Sinh vai Triệu Vân • Hồ Chiến Lợi vai Mạnh Hoạch • Tần Bảo Lâm vai Đổng Trà Na • Đỗ Văn Lộc vai A Hội Nam ► NỘI DUNG: 0:02:05 Đánh Nam khấu, thừa tướng cất quân 0:06:50 Chống thiên binh, Man vương bị bắt 0:13:14 Qua Lư Thủy, Phiên vương hai lượt vào tròng Vùng Nam Trung xảy ra cuộc nổi loạn vũ trang ở quận Ích Châu của một số địa chủ do Ung Khải cầm đầu, những người này đã nổi dậy giết chết quan Thái thú do Thục Hán bổ nhiệm. Tiếp đó xảy ra hai cuộc nổi loạn tiếp theo để hưởng ứng là cuộc khởi nghĩa do Chu Bao cầm đầu ở Hoàng Bình - Quý Châu và Cao Định ở Tây Xương-Tứ Xuyên. Ung Khải sai Mạnh Hoạch tiến hành tuyên truyền xuyên tạc trong vùng dân tộc thiểu số ở Nam Trung. Do Mạnh Hoạch là nhân vật có tiếng tăm và uy tín trong khu vực các dân tộc thiểu số ở khu vực này, nên phong trào chống đối ngày càng mạnh mẽ, đội ngũ quân nổi dậy ngày càng đông đảo và lan truyền khắp vùng Nam Trung. Do muốn ổn định hậu phương nhằm thực hiện việc lớn là Bắc phạt, Gia Cát Lượng quyết định tự mình đem quân xuống phía Nam. Tháng 3, khi Gia Cát Lượng xuất quân thì Tham quân Mã Tốc đến đưa tiễn. Gia Cát Lượng hỏi ông này về kế sách thì Mã Tốc đáp rằng: "Địa thế vùng Nam Trung rất hiểm yếu, cách trở, từ lâu đã không phục tùng triều đình, cho dù bây giờ ta dùng vũ lực đánh bại họ thì khi đại quân rút đi, họ lại tiếp tục làm phản, cho nên đạo lý dùng binh nên là đánh vào lòng người mới là thượng sách còn đánh vào thành lũy là hạ sách, chiến tranh tâm lý là thượng sách, chiến tranh binh đao là hạ sách, mong rằng thừa tướng chớ dựa vào vũ lực quá nhiều, hãy nghĩ cách chinh phục lòng người là chính". Kế hoạch này hoàn toàn trùng hợp với phương án hòa bình, an ủi vỗ về của Gia Cát Lượng. Đầu năm 225, Gia Cát Lượng sai Mã Trung chỉ huy cánh quân phía Đông, đi từ Nghị Tân xuống phía Đông Nam để đánh Chu Bao, cử Lý Khôi đang đóng quân tại huyện Bình Di đem binh mã dưới quyền làm cánh quân trung lộ đánh vào quận Ích Châu nhằm vây bọc Ung Khải. Còn Gia Cát Lượng đích thân dẫn quân chủ lực đi theo hướng Tây trước hết đánh Cao Định sau đó sẽ kết hợp với hai cánh quân đông và trung để đánh Ung Khải, dập tắt cuộc bạo loạn này. Cánh quân phía Tây dưới sự chỉ huy của Gia Cát Lượng xuất phát từ An Thượng tiến vào vùng nổi loạn. Cao Định đã cho quân đào hào đắp lũy phòng thủ tại Hán Nguyên, Diêm Nguyên, Chiêu Giác và các nơi khác. Gia Cát Lượng cố ý chần chừ không tiến quân. Khi Cao Định tập trung quân từ các nơi về một chỗ, Gia Cát Lượng mới đánh một trận quyết định, tiêu diệt hết quân nổi loạn, giết chết Cao Định. Trong lúc đó cánh quân phía Đông cũng đã đánh bại Chu Bao, giải quyết cơ bản cuộc bạo loạn ở hai phía Đông và Tây. Gia Cát Lượng chỉ huy cả bai cánh quân thừa thắng truy kích thọc thẳng vào căn cứ của Ung Khải ở Ích Châu. Tháng 5, đạo quân của Gia Cát Lượng hành quân vượt qua vùng rừng núi hiểm trở không một dấu chân người, vượt qua sông Kim Sa hiểm trở đến gần được quận Ích Châu. Trong lúc đó, Ung Khải lại bị thuộc hạ của Cao Định giết chết. Mạnh Hoạch thay thế Ung Khải trở thành thủ lĩnh quân nổi dậy. Nhận thấy uy tín và ảnh hưởng sâu rộng của Mạnh Hoạch ở vùng Nam Trung và vì muốn giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa các dân tộc thiểu số vùng này với triều đình Thục Hán nên Gia Cát Lượng quyết định đánh vào lòng người của Mạnh Hoạch, coi đó là chiến thuật chủ đạo. Ông ta hạ lệnh khi đánh nhau với Mạnh Hoạch, quân Thục chỉ được phép bắt sống, không được giết chết hoặc làm họ bị thương. Trong trận đầu giao tranh, Mạnh Hoạch bị quân Thục bắt sống, Gia Cát Lượng không giết, không làm nhục mà còn bày tiệc khoản đãi, nhằm làm cho Mạnh Hoạch chịu hàng phục, Gia Cát Lượng còn cho quân bày trận thế, dẫn Mạnh Hoạch tham quan rồi hỏi Mạnh Hoạch: "Với một đội quân như thế, liệu ông có đánh thắng được không?". Mạnh Hoạch trả lời rằng: "Trước đây tôi chưa biết thực hư về quân đội của ông, chẳng qua tôi thất bại vì mắc phải mưu kế của ông. Bây giờ tôi thấy được trận thế, biết rõ thực tình, bất quá cũng chỉ có vậy thôi. Nếu ông dám thả cho tôi về, đánh lại thì chắc là tôi thắng". Gia Cát Lượng tha cho Mạnh Hoạch trở về, Mạnh Hoạch tập hợp lại lực lượng giao tranh lần nữa nhưng vẫn bị thua và bị quân Thục bắt sống. Lần này Mạnh Hoạch vẫn chưa chịu phục, Gia Cát Lượng lại thả ông ta ra... © Classic Movie Review www.facebook.com/PhimTM ⛔️ Please do not Copy or Reup, only Share #GiaCátLượng #KhổngMinh #LưuThiện #MãTốc #MãĐại #NgụyDiên #TriệuVân #MạnhHoạch #ĐổngTràNa #AHộiNam #ReviewPhim #PhimReview #MovieReview #FilmReview #TamQuốcDiễnNghĩa #TamQuốcDiễnNghĩa1994 #PhimTamQuốc #RomanceOfTheThreeKingdoms #ThreeKingdoms

Comments