Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео




Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Ký ức về đế chế Ottoman vẫn ám ảnh Thổ Nhĩ Kỳ (VOA)

#VOATIENGVIET Tin tức:   / voatiengviet  ,    / voatiengvietvideo  , http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thổ Nhĩ Kỳ với đế quốc Ottoman là một đồng minh quan trọng của Đức trong Thế chiến thứ nhất, nhưng đã không có lễ kỷ niệm nào được tổ chức đánh dấu 100 năm ngày chiến tranh kết thúc. Thất bại và bị chiếm đóng là lịch sử mà Thổ Nhĩ Kỳ không muốn tưởng niệm, nhưng những ký ức đau đớn vẫn còn rất sâu đậm trong lòng xã hội. Ngày nay, tàu chở hàng từ khắp nơi trên thế giới tới với Istanbul. Nhưng 100 năm về trước, các tàu chiến của liên minh đã tới và đem theo một thất bại nhục nhã lên trên đế chế Ottoman. Quãng thời gian mà Thổ Nhĩ Kỳ vẫn muốn quên đi. Ông Serhat Guvenc thuộc Đại học Kadir Has cho biết: "Chúng tôi không muốn kỷ niệm ngày bắt đầu và kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất bởi vì nó không được coi là một sự kiện, một sự phát triển mang lại vận mệnh tốt cho đất nước." Nó không chỉ là sự sỉ nhục khi Istanbul bị chiếm đóng, cùng với phần lớn đất nước. Thất bại cũng đánh dấu chấm dứt đế chế Ottoman và sự mất mát các vùng lãnh thổ rộng lớn vào tay người Anh và người Pháp mà cuối cùng trở thành Syria và Iraq ngày nay. Ông Serhat Guvenc nói:"Chúng tôi có nhiều vấn đề di sản để lại từ Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn ảnh hưởng đến nền chính trị và văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Tổn thương mất mát một đế chế, tôi chắc chắn bạn đã nghe thấy cụm từ Sevres hoặc Sevres, nỗi sợ mất nước, nỗi sợ bị thù địch bao vây… Vì vậy, nó tiếp tục hình thành, nó ám ảnh công chúng, nỗi sợ mất quê hương. " Mọi người Thổ Nhĩ Kỳ đều được dạy về cách mà Ataturk, người sáng lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ chống lại sự chia rẽ Thổ Nhĩ Kỳ bởi các cường quốc đồng minh sau Thế chiến thứ nhất, ngăn chặn sự mất mát lãnh thổ nghiêm trọng hơn theo Hòa ước Sevres. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, có gốc gác của chủ nghĩa Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc, đã lãnh đạo sự hồi sinh của Thổ Nhĩ Kỳ trong nỗi nhớ về quá khứ Ottoman và của cả những ký ức về những vùng đất đã mất. Xung đột ở các nước láng giềng Syria và Iraq, các vùng lãnh thổ cũ của Ottoman, được một số người ở Thổ Nhĩ Kỳ xem như là một cơ hội để chỉnh đốn lại bất công lịch sử. Ông Aydin Selcen, cựu quan chức ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, chia sẻ: "Ngày nay, Trung Đông đang biến động nên thậm chí có nói về sự thay đổi biên giới để Thổ Nhĩ Kỳ tìm thấy một sự khởi đầu mới, để điều chỉnh lại những đau đớn gánh chịu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất , phô trương lực lượng và lấy lại những gì thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đó là một chặng đường dài. " Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có mặt ở cả Iraq và Syria Tại Syria, một vùng lãnh thổ rộng lớn đang thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo và các lực lượng người Kurd. Trong những vùng đất thuộc đế chế Ottoman trước đây này, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ càng lưu lại càng lâu sẽ càng đặt ra câu hỏi liệu Ankara có phải đang tìm cách lấy lại những vùng đất đã mất kể từ khi Chiến thứ nhất kết thúc hay không.

Comments