Из-за периодической блокировки нашего сайта РКН сервисами, просим воспользоваться резервным адресом:
Загрузить через dTub.ru Загрузить через ClipSaver.ruУ нас вы можете посмотреть бесплатно Nhặt Được Của Rơi, "Tạm Thời Đút Túi": Cẩn Thận Đi Tù! | TVPL или скачать в максимальном доступном качестве, которое было загружено на ютуб. Для скачивания выберите вариант из формы ниже:
Роботам не доступно скачивание файлов. Если вы считаете что это ошибочное сообщение - попробуйте зайти на сайт через браузер google chrome или mozilla firefox. Если сообщение не исчезает - напишите о проблеме в обратную связь. Спасибо.
Если кнопки скачивания не
загрузились
НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу
страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru
Nhiều người hay đùa vui rằng khi đi đường mà nhặt được của rơi thì cứ “tạm thời bỏ túi”. Tuy nhiên, hành vi này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Hôm nay TVPL sẽ giúp các bạn giải đáp. ---- Văn bản luật BLDS 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Qu... BLHS 2015 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tr... Nghị định 29/2018/NĐ-CP https://thuvienphapluat.vn/van-ban/ta... ---- THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - MEDIA TEAM Nội dung: Minh Nghĩa Trình bày: Huy Hoàng Dựng hình: Ngọc Thạch ---- Hãy đăng ký kênh và theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều video clip và cảm nhận nhịp sống pháp lý nhé! Website: https://thuvienphapluat.vn/ Fanpage: / thuvienphapl. . #TVPL #ThuVienPhapLuat --- Xin chào các bạn! Đôi lúc trên đường đời tấp nập, vô tình ta bắt gặp của rơi. Nhưng đừng vội nghĩ là đấy là đồ vô chủ rồi tự tiện cầm về xài nhé. Bởi lẽ pháp luật đã quy định rất cụ thể vào tình huống ấy phải làm những gì. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 230 BLDS 2015, nếu bạn vô tình phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người chủ thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó trong thời gian ngắn nhất có thể. Trường hợp không biết cách liên hệ với người đó thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND hoặc công an xã, phường nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau đó, dù có tìm được khổ chủ hay không thì cơ quan tiếp nhận cũng có trách nhiệm thông báo lại cho bạn biết. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về việc có tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cơ quan chức năng không tìm ra chủ sở hữu hoặc người chủ không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: Trường hợp tài sản, có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó. Theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí bảo quản. Về căn cứ xác định giá trị tài sản nhặt được, ta cần căn cứ đó là loại tài sản gì. Nếu là tiền, vàng, giấy tờ có giá thì xác định giá trị theo giá thị trường. Nếu là ngoại tệ thì căn cứ theo tỷ giá của ngân hàng tại thời điểm quy đổi. Trường hợp là tài sản khó xác định giá trị, chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật, thiết bị điện tử có giá trị cao, thì cần thành lập Hội đồng định giá để xác định giá trị theo quy định tại Điều 34 Nghị định 29/2018/NĐ-CP. Ví dụ: Nếu bạn nhặt được một chiếc được một tờ 100.000 đồng, thì sau thời hạn trên đây, bạn sẽ được nhận lại tờ tiền ấy. Còn nếu bạn nhặt được một balo chứa 100.000.000 đồng, giả sử chi phí lưu giữ hết 1.000.000 đồng, thì sau thời hạn nêu trên, bạn sẽ được nhận lại một khoản tiền là: 14.900.000 + (100.000.000 - 1.000.000 - 14.900.000) x 50% = 56.950.000 đồng Trong trường hợp tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật di sản văn hóa. Vậy nếu ngoan cố không chịu giao nộp của rơi thì sao? Thì tới công chuyện liền chứ sao. Căn cứ theo quy định tại Điều 176 BLHS 2015, hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên hoặc hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật do mình tìm thấy, sau khi được yêu cầu cho nhận lại tài sản đó thì có thể bị phạt tù đến 05 năm. Ngoài ra, nếu được chủ sở hữu đề nghị trả lại mà có hành vi “ra giá”, đòi tiền chuộc lại tài sản thì có thể bị xử lý về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 BLHS. Mức án tối đa có thể lên tới 20 năm tù. Tóm lại, nếu nhặt được của rơi thì cứ mang ra giao nộp UBND xã phường hoặc đồn công an là tốt nhất. Vừa được tuyên dương người tốt, vừa có cơ hội sở hữu của rơi đường đường chính chính nữa nhé. Đã có tiếng lại còn có miếng. Rồi, video đến đây là hết rồi. Nếu thấy hay và bổ ích thì cho chúng mình xin một like và subscribe nhé! Hẹn gặp lại ở những video tiếp theo! tvpl,thư viện pháp luật,thu vien phap luat,nhặt được của rơi,nhat duoc cua roi,trả đồ thất lạc,tra do that lac,nhặt được tiền,nhat duoc tien,nhặt được của rơi tạm thời đút túi,nhat duoc cua roi tam thoi dut tui,đòi tiền chuộc,doi tien chuoc,rơi đồ,roi do,mất đồ,mat do,tài sản có giá trị,tai san co gia tri,giao nộp của rơi,giao nop cua roi,tài sản bị mất,tai san bi mat,đánh rơi tiền,danh roi tien,đánh rơi tài sản,danh roi tai san